ISO 9001 : 2015

ISO 14001 : 2015

Tin tức khác

Tìm hiểu về kỹ thuật mạ điện cho kim loại

11-06-2019

Công nghiệp xi mạ hiện nay được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau đặc biệt là mạ điện. Những thông tin ngay dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về kỹ thuật mạ điện cho kim loại.

Kỹ thuật mạ điện là gì?

Mạ điện là một kỹ thuật có vai trò rất quan trọng trong việc thay đổi bề mặt vật liệu. Mạ không chỉ dùng để trang trí mà còn giúp bảo vệ kim loại tối ưu.

Kỹ thuật mạ điện chính là quá trình thực hiện điện kết tủa kim loại tạo một lớp phủ có tính hóa, cơ, lý … đáp ứng một số điều kiện cần. Tuy nhiên để ứng dụng vào ngành công nghiệp có quy mô lớn thì phải có quá trình mạ ổn định.


Hình ảnh dây chuyền xi mạ của Công ty Việt Nhất đang hoàn thành 

Mạ điện sử dụng để thay đổi bề mặt kim loại

Thêm nữa khi vận hành cần đảm bảo các điều kiện mạ như nhiệt độ, nồng độ … ở mức cho phép tránh làm giảm chất lượng và tính chất mạ.

Đặc điểm kỹ thuật mạ điện cho kim loại

Mạ điện cho kim loại sau khi hoàn tất sẽ có độ cứng tốt, độ bám dính cao. Tuy vậy mỗi loại vật liệu độ cứng của nó sẽ thay đổi theo.

Với kỹ thuật này kim loại gốc không cần nung nóng, do vậy hình dạng và tính cơ học không bị đổi. Nhưng khi thực hiện điện phân lớp thời gian dài nên lớp mạ sẽ dày, theo đó tính chất của nó sẽ thấp đi.

>>> Xem thêm các loại hóa chất xi mạ tại Việt Nhất

Ứng dụng công nghệ mạ điện kim loại

Mạ điện kim loại là kỹ thuật được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau:

– Lĩnh vực viễn thông: Ứng dụng nhằm mạ anten cùng các thiết bị phụ trợ.

– Lĩnh vực xây dựng: Mạ điện được sử dụng để mạ những thiết bị chịu lực như đường sắt, ống nước.

– Trong dân dụng: Sử dụng để mạ lư đồng, trang sức… và một số vật dụng khác.

– Lĩnh vực kỹ thuật cao: Dùng để sản xuất tên lửa, robot…


Sơ đồ kỹ thuật mạ điện kim loại

Cơ chế mạ điện kim loại

Kỹ thuật mạ điện được thực hiện theo cơ chế khoa học với các phần chính sau:

– Dung dịch mạ với ion kim loại, muối dẫn điện, chất đệm và các loại phụ gia

– Vật cần được mạ là catot dẫn điện.

– Anot dẫn điện có thể không tan hoặc tan.

– Bể chứa, nó phải làm bằng những vật liệu chịu được dung dịch mạ như PP, PVC …

- Nguồn điện: Để quá trình xi mạ được diễn ra một cách tốt nhất, sản phẩm được tạo ra hoàn thiện mà không bị lỗi kĩ thuật, nguồn điện xi mạ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dòng điện ổn định trong quá trình này.

Ion kim loại thực hiện phản ứng nhằm tạo kết tủa lên bề mặt catot. Anot nếu là kim loại như lớp mạ thì đây chính là phản ứng hòa tan anot vào dung dịch. Hiện nay người ta thường sử dụng một số kim loại sau Cd, Zn, Ni, Pb, Cr, Au, Pt …

Lưu ý khi thực hiện kỹ thuật mạ điện kim loại cần đảm bảo hiệu suất dòng điện tốt. Như vậy chất lượng sản phẩm mới đạt được như ý muốn.

Đặc biệt cần lưu ý đến các yếu tố: Tạp chất, nồng độ dung dịch, thấm ướt, nhiệt độ, độ Ph, hình dạng vật mạ, mật độ dòng điện … bởi chúng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng lớp mạ.

Hy vọng với bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về kỹ thuật mạ điện cho kim loại. Đặc biệt nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác về mạ điện hãy liên hệ ngay với Việt Nhất để được tư vấn, hỗ trợ thời.

Bài viết liên quan: