ISO 9001 : 2015

ISO 14001 : 2015

Tin tức khác

Phương pháp xử lý nước thải xi mạ đạt chuẩn

27-09-2019

Nước thải từ ngành xi mạ đang là vấn đề được quan tâm hiện nay. Vì nước thải từ ngành xi mạ cực kỳ nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường. Việc lựa chọn phương pháp xử lý nước thải xi mạ đạt chuẩn đóng vai trò quan trọng, quyết định đến nước thải sạch trước khi thải ra môi trường.

Nước thải ngành xi mạ là gì?

Nước thải ngành xi mạ là nước thải từ khâu sản xuất của các doanh nghiệp, nhà máy sản xuất kim loại, phụ thuộc vào quy trình sản xuất, chất liệu sản phẩm, dây chuyền công nghệ và chất lượng sản phẩm. Nước thải ngành xi mạ thường có 2 loại: nước thải từ quá trình xi mạ và nước thải từ quá trình làm sạch bề mặt chi tiết.

Xử lý nước thải ngành xi mạ - công trình của công ty Việt Nhất 

Nước thải từ quá trình mạ

Trong quá trình mạ, dung dịch trong bể mạ có thể rò rỉ hoặc các chi tiết mạ ra bên ngoài. Những chất bẩn này sẽ bám vào thành của bể mạ. Sau một thời gian sử dụng những bể mạ này sẽ được vệ sinh. Những chất bẩn, cặn bã này sẽ bám theo dòng nước ra bên ngoài. Dòng nước thải đó có kèm theo nhiều chất ô nhiễm đa dạng, nồng độ chất ô nhiễm cao như Cr6+, Ni2+, CN–.

Nước thải xi mạ từ quá trình làm sạch bề mặt chi tiết

Trên bề mặt chi tiết của các sản phẩm kim loại có dầu mỡ bám vào từ những quá trình bảo dưỡng và đánh bóng cơ học. Để làm sạch bề mặt và đảm bảo chất lượng của các chi tiết, các xí nghiệp nhà máy cần phải làm sạch bề mặt bằng dung môi hoặc điện hóa. Vì thế, nước thải từ quá trình này cũng chứa nhiều chất ô nhiễm nhưng nồng độ ô nhiễm không lớn như kiềm, axit và dung dịch.

Phương pháp xử lý nước thải xi mạ đạt chuẩn

Phương pháp xử lý nước thải xi mạ đạt chuẩn

Trong ngành công nghiệp nước thải xi mạ đang được áp dụng phương pháp xử lý sau đây:

  • Đầu tiên, dòng nước thải sẽ được tách ra thành từng dòng khác nhau tùy theo tính chất của từng nguồn thải khác nhau.
  • Dòng nước thải chứa kim loại crom sẽ được dẫn qua thanh chắn để loại bỏ tạp chất thô có trong nước thải.  Tiếp đến, dòng nước thải sẽ được đưa vào bể điều hòa để ổn định lại nồng độ và lưu lượng chất thải. Tiếp theo, dòng nước thải được đưa về bể oxi hóa – khử để khử kim loại Cr6+ xuống thành Cr3+ ít độc hại rồi cho vào bể keo tụ để kết tủa crom.
  • Dòng nước thải chứa kim loại niken được đưa qua song chắt rác để loại bỏ tạp chất thô. Nước thải chứa niken sẽ được đứa tiếp về bể điều hòa để được ổn định nồng độ và lưu lượng nước thải. Sau đó, nước thải sẽ được đưa lên tháp hấp thụ trao đổi ion để loại bỏ ion Niken trong nước thải trước khi dẫn về hệ thống xử lý chung
  • Dòng nước thải chứa Xyanua sẽ được đưa qua song chắn rác để loại bỏ các tạp chất thô. Dòng nước thải sẽ được đưa về bể điều hòa để ổn định lưu lượng và nồng độ chất thải và được đưa về bể oxy hóa để được oxy hóa Xyanua trong nước thải thành các hợp chất không độc
  • Dòng nước thải chứa dầu mỡ được dẫn vào hệ thống tách dầu DAF, sau đó được dẫn về hệ thống xử lý chung
  • Sau khi được đưa ra khỏi bể keo tụ tạo bông, nước được dẫn về bể lắng để lắng bông cặn kết tủa đã được hình thành. Lúc này, phần bùn cặn sẽ được dẫn về bể chứa bùn để xử lý. Phần nước còn lại sẽ chảy về bể trung hòa để chỉnh lại độ PH và được đưa vào hệ thống xử lý sinh học trước khi xả thải ra môi trường. Nguồn nước thải đầu ra đạt quy chuẩn xả thải theo QCVN 40:2011/BTNMT.

Phương pháp xử lý nước thải xi mạ này đang được nhiều nhà máy xí nghiệp tại Việt Nam áp dụng để bảo sức khỏe con người cũng như môi trường xung quanh.

Bài viết liên quan: