ISO 9001 : 2015

ISO 14001 : 2015

Tin tức khác

Những điều cần lưu ý trong quy trình mạ Crom

25-06-2019

Quy trình mạ Crom không tuân thủ theo đúng kỹ thuật chuẩn sẽ làm giảm chất lượng sản phẩm và tiêu tốn thời gian cũng như chi phí sản xuất. Để tránh gặp phải những rủi ro có thể xảy ra khi mạ Crom, các bạn cần lưu ý một số vấn đề quan trọng mà chuyên gia Việt Nhất tổng hợp dưới đây.


Quy trình mạ crom cứng lỗi làm giảm chất lượng sản phẩm

Tổng hợp những điều cần lưu ý trong quy trình mạ Crom

Lớp mạ Crom đạt yêu cầu phải bóng nhẵn, sắc nét và đồng đều trên toàn bề mặt kim loại. Nếu sản phẩm sau khi mạ Crom bị bong tróc hoặc ố vàng có thể là do những nguyên nhân sau:

Nước pha hóa chất không tinh khiết

Nước xịt rửa và nước pha hóa chất dùng trong quy trình mạ Crom có lẫn tạp chất, không đảm bảo độ tinh khiết như yêu cầu sẽ khiến sản phẩm xi mạ bị vàng ố. Bên cạnh đó, việc để thiết bị mạ Crom tiếp xúc với hóa chất cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sỉn màu sau khi mạ Crom.

Vì vậy, trước khi bước vào công đoạn xi mạ, bạn cần kiểm tra cẩn thận nguồn nước dùng để pha hóa chất và xịt rửa thiết bị mạ. Bên cạnh đó, bạn phải xem xét các thiết bị xi mạ có tương tác với kim loại như sắt, đồng hay không.

Xử lý bề mặt không sạch trước khi xi mạ

Lớp xi mạ bong tróc làm giảm chất lượng sản phẩm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh thương hiệu của bạn. Nguyên do khiến lớp mạ Crom không kết dính được với bề mặt kim loại là bởi khâu tiền xử lý bề mặt trước khi xi mạ không sạch. Do đó, bạn cần thực hiện tỉ mỉ và cẩn trọng thao tác này để lớp xi mạ bám chắc trên bề mặt vật liệu giúp sản phẩm bền đẹp dài lâu.


Bề mặt sản phẩm sẽ phẳng và đều màu nếu pha hóa chất cân đối với mạ niken + crom (VI) trang trí – sản phẩm của công ty Việt Nhất 

Tỷ lệ pha hóa chất không cân đối

Trong quá trình xi mạ, tỷ lệ pha hoá chất không cân đối, sẽ dẫn đến không có lớp mạ hoăc lớp mạ không đều như mong muốn. Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng công cụ cân đo chuyên dụng để tính toán chính xác lượng hóa chất xi mạ, dung dịch xi mạ và phụ gia xi mạ cần dùng.

Khi tỷ lệ hóa chất pha cân đối, lớp xi mạ sẽ bóng đẹp và đảm bảo độ dày cần thiết. Nếu chưa có kinh nghiệm trong khâu pha chế hóa chất, bạn nên tham khảo sự tư vấn của những kỹ thuật viên hoặc thợ gia công lành nghề nhé!

Ưu và nhược điểm của các phương pháp xi mạ Crom

Hiện nay, mạ Crom thường được thực hiện theo 2 phương pháp đó là mạ Crom 6+ và mạ Crom 3+:

Đối với mạ Crom 6+

Giải pháp này đem lại lớp xi mạ sáng, bóng và có độ phản chiếu cao, thế nên mạ Crom 6+ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực mạ trang trí và mạ cứng. Thế nhưng, nếu thợ gia công không chắc tay,  lớp mạ Crom rất khó đồng đều, độ dày – mỏng sẽ có sự khác biệt giữa các điểm trên bề mặt vật liệu.

 

 Sản phẩm của công ty Việt Nhất với lớp mạ Crom bóng sáng bắt mắt với mạ niken + crom (VI) trang trí

Đối với mạ Crom 3+

Mạ Crom 3+ ít tiêu tốn điện năng và tạo ra lớp xi mạ đồng đều hơn mạ Crom 6+. Tuy nhiên, lớp mạ Crom không được sắc nét và sáng bóng nên sản phẩm bắt mắt như khi mạ Crom 6+, thế nên không được ứng dụng phổ biến trong mạ trang trí và mạ cứng.

Tóm lại, mỗi công nghệ mạ có nhưng lợi thế và hạn chế riêng. Điều quan trọng là chúng ta phải lựa chọn được giải pháp mạ phù hợp với vật liệu để lớp mạ Crom mịn, bóng và bền chắc.

Trong quy trình xi mạ Crom nếu gặp phải khó khăn hay trục trặc kỹ thuật, các bạn hãy liên hệ đến Hotline (+84) 28 3961 8398 của Việt Nhất – Kỹ thuật viên của chúng tôi sẽ hỗ trợ ngay lập tức.

Bài viết liên quan: