ISO 9001 : 2015

ISO 14001 : 2015

Tin tức khác

Mô tả chi tiết quy trình mạ vàng chuyên nghiệp nhất

01-07-2019

Quy trình mạ vàng được tiến hành nghiêm ngặt theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật tạo ra những sản phẩm có độ bền và tính thẩm mỹ cao vượt trội hơn hẳn các loại xi mạ thông thường. Sau đây là mô tả chi tiết các bước xi mạ vàng do chính kỹ thuật viên Việt Nhất cung cấp, nếu bạn quan tâm – Hãy dành thời gian theo dõi nhé!


Quy trình mạ vàng yêu cầu khắt khe cả về chất lượng lẫn tính thẩm mỹ - sản phẩm của công ty Việt Nhất 

Mô tả chi tiết quy trình mạ vàng chuyên nghiệp nhất

Về cơ bản, quy trình mạ vàng được tiến hành tương tự các phương pháp mạ kẽm, mạ Crom, mạ Niken,…Tuy nhiên, trong từng khâu thực hiện mạ vàng, thợ gia công phải đảm bảo các yêu cầu nghiêm ngặt dưới đây:

Kiểm tra bề mặt vật liệu

Bề mặt kim loại có cấu tạo khác nhau, thế nên cần phải kiểm tra kỹ lưỡng để lựa chọn hóa chất xi mạ, dung dịch xi mạ và sơn phủ phù hợp. Đối với bề mặt vật liệu có cấu trúc phức tạp, kỹ thuật viên bắt buộc phải dùng máy phổ kế huỳnh quang tia X để phân tích chính xác thành phần kim loại của vật liệu cần mạ.

Xử lý bề mặt vật liệu

Thợ gia công sẽ dùng máy móc và dụng cụ chuyên dùng để loại bỏ hết bụi bẩn, lớp hoen gỉ trên bề mặt kim loại để lớp mạ có thể dễ dàng bám dính chặt chẽ với vật liệu.

Đánh bóng bề mặt kim loại

Công đoạn đánh bóng kim loại giúp cho lớp mạ vàng sáng, bóng và nhẵn. Nhờ vậy, sản phẩm xuất ra thị trường sẽ bắt mắt và giá trị hơn rất nhiều.

Tẩy dầu

Sau các bước xử lý và đánh bóng, bề mặt vật liệu sẽ dính bụi bẩn và dầu nhờn. Vì vậy, chúng ta cần phải tẩy sạch dầu để tăng độ kết dính và đều màu cho lớp xi mạ.


Vật trưng bày sẽ trở nên đắt giá hơn với lớp mạ vàng bóng nhẵn – sản phẩm của công ty Việt Nhất 

Hoạt hóa bề mặt vật liệu

Việc hoạt hóa sẽ giúp kim loại ở bề mặt dễ dàng kết dính với lớp xi mạ. Hơn thế nữa, công đoạn hoạt hóa bề mặt vật liệu sẽ tiết kiệm được thời gian xi mạ và chất lượng sản phẩm sẽ được đồng nhất.

Mạ lót

Khâu mạ lót đặc biệt quan trọng bởi vì lớp mạ lót vừa tăng khả năng bám chặt của lớp mạ vàng với kim loại nền vừa giúp phủ kín từng kẽ nhỏ, đảm bảo bề mặt vật liệu nhẵn mịn và bền chắc.

Mạ mờ, mạ dày

Tiếp theo khâu mạ lót sẽ đến công đoạn mạ mờ, mạ dày. Lớp mạ này tối ưu độ bền và màu sắc cho lớp mạ vàng.

Mạ bóng

Trước khi mạ vàng, thợ gia công sẽ phủ thêm một lớp mạ kim loại quý để tạo bóng cho bề mặt vật liệu. Mạ bóng là điều kiện cần thiết để đạt được độ thẩm mỹ tối ưu cho lớp xi mạ vàng cuối cùng.


Mạ vàng nâng cao giá trị thẩm mỹ của sản phẩm – hình ảnh công ty Việt Nhất 

Mạ vàng

Mỗi loại vàng trong dải vàng từ 18k – 24k có chỉ số màu sắc và độ cứng khác nhau. Tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng và đặc tính kim loại, kỹ thuật viên xi mạ sẽ tư vấn loại  vàng thích hợp nhất.

Sơn lót và sơn Nano

Hoàn thành bước mạ vàng, thợ gia công sẽ tiến hành lần lượt công đoạn cuối cùng là sơn hoặc sơn Nano. Những lớp sơn phủ này sẽ bảo vệ lớp mạ vàng bền đẹp trước tác động của môi trường, khí hậu,…

Trong kỹ thuật xi mạ vàng được phân chia thành hai loại là xi mạ mỏng và xi mạ dày. Nếu như xi mạ vàng mỏng tạo được lớp mạ sáng bóng, màu sắc phong phú thì lớp xi mạ vàng dày lại giành ưu thế ở khả năng chịu mòn tốt và độ cứng chắc cao vượt trội.

Qua bài mô tả chi tiết của kỹ thuật viên Việt Nhất, các bạn đã phần nào hiểu được yêu cầu khắt khe của quy trình mạ vàng rồi phải không nào? Nếu có  nhu cầu mạ vàng và cần tham khảo ý kiến chuyên gia, các bạn hãy liên hệ đến Hotline (+84) 28 3961 8398 – Kỹ thuật viên dày dặn kinh nghiệm của chúng tôi sẽ trực tiếp tư vấn nhé!

Bài viết liên quan: