ISO 9001 : 2015

ISO 14001 : 2015

Tin tức khác

Kỹ thuật mạ Crom, quy trình mạ crom cứng trên bề mặt kim loại

08-06-2019

Hiện nay trong nhiều ngành công nghiệp, mạ crom được ứng dụng phổ biến. Mục đích chính của nó chính là tăng độ cứng, bền chắc cho sản phẩm. Vậy kỹ thuật mạ crom là gì, quy trình mạ crom cứng trên bề mặt kim loại diễn ra như thế nào?

Kỹ thuật mạ crom là gì?

Kỹ thuật mạ crom được hiểu là phương pháp phủ crom lên bề mặt kim loại với mục đích là bôi trơn, tăng khả năng chống mài mòn, giữ dầu … Xi mạ crom cứng còn có thể phục hồi chi tiết hiệu quả cho các chi tiết máy đã bị mòn.

Thêm nữa trong khuôn mẫu, cơ khí chế tạo, dụng cụ đo … mạ crom cứng sẽ tăng tuổi thọ cho thiết bị gấp 2 lần.


Mạ crom là phương pháp phủ crom lên bề mặt kim loại mạ niken + crom (VI) trang trí – hình ảnh sản phẩm của công ty Việt Nhất 

>>> Tìm hiểu thêm về hóa chất xi mạ Crom tại đây

Quy trình mạ crom cứng trên kim loại

Mạ crom cứng trên kim loại được thực hiện theo một quy trình chuẩn khoa học với các bước cơ bản sau:

Gia công cơ

Đây là giai đoạn đầu tiên trong kỹ thuật mạ crom được thực hiện nhờ máy mài, máy đánh bóng …

Đầu tiên trước khi qua giai đoạn này bề mặt luôn có nhiều khuyết điểm viết mài, lỗ rỗ, vết xước … Khi thực hiện xong bề mặt kim loại sẽ đạt được độ nhẵn cần thiết.

Tẩy dầu mỡ

Gia công cơ xong kim loại sẽ nhẵn nhưng chưa sạch còn dính vết bẩn, vết dầu mỡ … Bởi thế cần sử dụng dung dịch hóa chất và dung môi hữu cơ để làm sạch. Phương pháp thường sử dụng để tẩy sạch dầu mỡ là điện hóa hoặc phương pháp hóa học.

Tẩy bóng

Kỹ thuật mạ crom trong nhiều trường hợp cần được tẩy bóng giúp xóa một số khuyết điểm còn sót. Tẩy bóng điện còn giúp sản phẩm trở nên sắc cạnh, chân thực hơn.


Hình ảnh sản phẩm: dây chuyền , thiết bị xi mạ của Công Ty Việt Nhất 

Hoạt hóa bề mặt

Sản phẩm khi  thực hiện tẩy bóng xong cần được hoạt hóa để có độ nhám phù hợp giúp giữ lớp crom bám chắc ở mức tối ưu. Người ta có thể thực hiện hoạt hóa bằng phương pháp hóa học hoặc điện hóa trên anot.

Rửa nước

Đây là công đoạn được sử dụng giữa các khâu gia công giúp làm sạch hóa chất, bụi bẩn, tránh chất này lẫn sang chất kia …

Rửa nước có nhiều phương pháp như sục khí, rửa tĩnh, rửa ngược chiều, rửa xối, rửa đa cấp, rửa thu hồi …

Mạ crom cứng

Khi hoàn tất những khâu chuẩn bị trên bề mặt, sản phẩm sẽ được cho vào hồ mạ crom. Sản phẩm khi hoàn tất giai đoạn này phải đạt được độ cứng và độ dày như yêu cầu.

Mạ crom cứng có độ dày từ 10 đến 1000 µm là vừa đủ. Chính lớp mạ này sẽ giúp cho sản phẩm có được độ bám cao nhất.

Mài đánh bóng

Giai đoạn này sẽ dành cho một số sản phẩm cần thực hiện mạ crom cứng bóng. Chính công đoạn này sẽ làm bề mặt sản phẩm được trơn nhẵn, sáng bóng.

Kỹ thuật mạ crom cứng với quy trình thực hiện vô cùng công phu đã và đang được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực. Sản phẩm sẽ có được độ cứng với khả năng chống mài mòn tốt, hệ số gắn bám cao. Đặc biệt những sản phẩm được mạ crom cứng sẽ có tuổi thọ cao, chất lượng tốt.

Bài viết liên quan: