ISO 9001 : 2015

ISO 14001 : 2015

Tin tức khác

Hé lộ một số bí mật về công nghệ mạ vàng

31-07-2019

Những sản phẩm mạ vàng hiện nay được đánh giá cao về chất lượng cũng như giá trị. Bởi vậy công nghệ mạ vàng ngày một trở nên phổ biến, bài viết dưới đây sẽ hé lộ đến bạn một số bí mật về công nghệ kể trên.

Công nghệ mạ vàng phổ biến

Mạ điện phân

Đây là công nghệ được thực hiện trong bể chứa dung dịch và với nguyên tắc điện hóa. Tại đây các nguyên tử vàng sẽ bám vào cực âm của vật cần mạ. Phương pháp này sẽ giúp lớp mạ đều mang đến cho sản phẩm độ bóng đẹp tự nhiên.


Mạ vàng điện phân – hình ảnh sản phẩm công ty Việt Nhất 

Mạ nano

Đây là công nghệ phun vàng với hóa chất mạ nano, đây là công nghệ thường ứng dụng cho các vật liệu không nhiễm điện. Bởi vậy đặc biệt thích hợp để mạ những đồ vật khó tháo rời, kích thước lớn một cách thuận tiện, nhanh chóng.

Mạ PVD

Đây là phương pháp sử dụng kim loại, bay hơi lắng đọng vật lý để tạo nên tone màu giống vàng. Với công nghệ mạ vàng này người ta có thể tạo được nhiều sản phẩm với các màu sắc mong muốn. Mạ PVD thông thường không dùng vàng thật mà sử dụng vật liệu là PVD.

Sơn hiệu ứng

Công nghệ gồm 5 lớp phủ vàng, gương tráng sau đó thực hiện nhũ vàng lên sản phẩm. Công nghệ với ưu điểm là tiết kiệm chi phí, thời gian nhưng lại không giữ được độ sắc nét.


Hình ảnh sản phẩm công ty Việt Nhất trong sự kiện triển lãm 

Các bước trong công nghệ mạ vàng

  • Kiểm tra bề mặt: Mỗi loại vật liệu sẽ có bề mặt khác nhau nên kỹ thuật gia công cũng khác nhau. Bởi vật những vật có bề mặt phức tạp, đặc biệt cần thực hiện kiểm tra bằng máy cho kết quả chính xác hơn.
  • Gia công bề mặt: Muốn mạ vàng vật liệu cần được thực hiện gia công giúp sạch lớp oxi hóa, gỉ. Tùy theo từng vật liệu mà thời gian gia công sẽ khác nhau.
  • Đánh bóng: Đây là công đoạn giúp cho bề mặt lớp mạ được nhẵn bóng. Thời gian thông thường thực hiện khoảng 1 tiếng tùy nhiều trường hợp khác nhau.
  • Tẩy các chất bẩn và dầu điện hóa: Bề mặt vật liệu khi qua công đoạn trên sẽ bị dính bẩn nên cần được thực hiện vệ sinh.
  • Hoạt hóa bề mặt: Trong công nghệ mạ vàng giai đoạn này sẽ giúp lớp mạ bám chắc trên vật liệu.

Sản phẩm của công ty Việt Nhất về mạ vàng 

Thực hiện đúng các công đoạn

  • Mạ lót kim loại: Làm cho bề mặt kim loại mịn và gắn chặt với lớp mạ.
  • Mạ mờ: Giúp đảm bảo độ bền cho lớp mạ vì chúng có tính dày và cứng.
  • Mạ bóng: Đây là công đoạn quyết định yếu tố thẩm mỹ của sản phẩm nên không được bỏ qua.
  • Mạ vàng: Tùy vào nhu cầu có thể thực hiện mạ 24k, 20k hay 18k.
  • Mạ bóng: Côn đoạn này giúp lớp mạ gắn với lớp sơn phủ ngay bước cuối cùng.
  • Phủ nano: Chờ lớp sơn bóng khô, người ta bắt đầu phủ cứng bằng sơn nano. Công đoạn này sẽ giúp bề mặt được bảo vệ tối ưu, tạo độ cứng hoàn hảo cho bề mặt.

Công nghệ mạ vàng hiện nay ngày càng thể hiện được tầm quan trọng và vị thế trong ngành công nghiệp nước nhà. Bởi thế hy vọng qua bài viết này bạn đã có cho mình được những thông tin hữu ích để tạo ra được các sản phẩm chất lượng bậc nhất.

Bài viết liên quan: