ISO 9001 : 2015

ISO 14001 : 2015

Tin tức khác

Công nghệ mạ kẽm – phương pháp và sự cố thường gặp

22-08-2019

Một trong những nguyên liệu được ứng dụng phổ biến giúp bảo vệ kim loại tối ưu là kẽm. Công nghệ mạ kẽm hiện nay được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực nhằm tăng khả năng chống mòn và độ bền. Những thông tin ngay dưới đây sẽ bật mí đến bạn phương pháp, sự cố thường gặp khi mạ kẽm.

Mạ kẽm lạnh được sử dụng khá phổ biến

Phương pháp mạ kẽm

Mạ kẽm lạnh

Đây là phương pháp phủ một lớp kẽm lỏng như sơn trong nhiệt độ bình thường. Khi đó dung dịch lỏng được thổi thành từng chùm qua khí kén bằng các hạt kẽm. Công nghệ mạ kẽm trong giai đoạn này sẽ kết hợp với phụ gia để bám chắc nơi bề mặt kim loại.

Công nghệ này với ưu điểm tối ưu là có thể thi công được cho các vật liệu ở ngoài công trường. Lớp mạ kẽm giúp hạn chế được khả năng ăn mòn một cách hiệu quả.

Mạ kẽm điện phân

Đây là phương pháp tạo ra trên bề mặt kim loại một lớp phủ mỏng nhằm tăng tính dẫn điện, chống ăn mòn, tạo độ cứng hiệu quả. Trong thực tế công nghệ này được được ứng dụng trong cho các thiết bị thường xuyên chác lực, thiết bị ngoài trời.

Mạ kẽm nhúng nóng

Đây là công nghệ mạ kẽm được sử dụng phổ biến bậc nhất hiện nay giúp bảo vệ kim loại hiệu quả khỏi những tác động bên ngoài. Đây là phương pháp kim loại được nhúng vào dung dịch nóng phủ đều lên bề mặt sản phẩm một lớp kẽm kim loại

Mạ kẽm nhúng nóng với những đặc tính ưu việt kể trên nên thường được sử dụng rộng rãi trong ống thép, lan can cầu, thang máy, thanh ren, ốc vít …

Phương pháp mạ kẽm nhúng nóng

Sự cố thường gặp khi mạ kẽm

Mạ kẽm hệ acid

  • Lớp mạ giòn, tối: Nguyên nhân nhân chính là dung dịch không được cân bằng, thiếu bóng làm cho lớp mạ dễ bong tróc, giòn.
  • Lớp mạ bị nhám, rỗ: Do thiếu chất thấm ướt, dung dịch không cần bằng.
  • Lớp mạ cháy và bị tối: Nguyên nhân nồng độ kim loại thấp làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết quả thực hiện xi mạ.
  • Độ phủ kém: Do thừa lượng Zn hoặc độ Ph trong dung dịch thấp.
  • Lớp mạ có đốm: Do tốc độ quay chậm, dòng điện mạ quá cao, dung dịch bị nhiễm sắt.

Hình ảnh : mạ kẽm thụ động màu đen – sản phẩm của công ty Việt Nhất  

Mạ kẽm hệ kiềm

  • Lớp mạ mờ: Do độ Zn cao, dẻo trong dung dịch thấp, bề mặt vật liệu không được xử lý sạch.
  • Lớp mạ bị mờ: Do nhiệt độ quá thấp hoặc cao, hóa chất bị nhiễm tạp, nồng độ kiềm thấp.
  • Cháy ở mật độ dòng cao: Nguyên nhân do nồng độ kiềm thấp, nhiệt độ thấp, dòng điện cao, nồng độ nguyên liệu quá thấp hoặc cao.
  • Lớp mạ gai, xù xì: Do mật độ dòng cao, bộ lọc kém, nguyên liệu thấp hoặc bị nhiễm tạp chất.
  • Lớp mạ bám dính kém và bị rộp: Do trước khi xi mạ bề mặt vật liệu không được xử lý sạch, hóa chất nhiễm tạp, nhiệt độ mạ thấp, bể chứa kẽm không thích hợp.

Trên đây là công nghệ mạ kẽm phương pháp và sự cố thường gặp . Hiện nay tùy vào từng trường hợp cụ thể mà chọn phương pháp mạ thích hợp. Đặc biệt qua đây bạn cũng có thể biết được sự cố thường gặp khi xi mạ và cách khắc phục nhanh chóng, hiệu quả. Chúc bạn áp dụng thành công.

Bài viết liên quan: