ISO 9001 : 2015

ISO 14001 : 2015

Tin tức khác

Chuyên gia tư vấn kỹ thuật mạ vàng tiêu chuẩn chất lượng

19-06-2019

Kỹ thuật mạ vàng 18k hoặc 24k giúp cho các sản phẩm làm từ kim loại trở nên bền chắc và bắt mắt hơn rất nhiều. Và để có được lớp phủ vàng như ý, người thợ gia công cần phải tỉ mỉ và trau chuốt trong từng thao tác xi mạ.


Kỹ thuật mạ vàng tiêu chuẩn giúp nâng cao giá trị sản phẩm – hình ảnh công ty Việt Nhất 

Kỹ thuật mạ vàng tiêu chuẩn chất lượng

Lớp vàng sáng bóng bao phủ bề mặt kim loại quả thực đã làm tăng giá trị của một chiếc đồng hồ, một món đồ trang sức hay một vật trang trí lên rất nhiều lần. Hãy cùng chuyên gia Việt Nhất tìm hiểu quy trình kỹ thuật mạ vàng tiêu chuẩn hiện nay được thực hiện như thế nào ngay sau đây:

Kiểm tra bề mặt vật liệu

Bề mặt vật liệu quyết định quy trình xi mạ, thế nên thợ gia công cần phải kiểm tra chi tiết và chính xác tình trạng bề mặt kim loại cần mạ để lựa chọn hóa chất xi mạ và kỹ thuật mạ vàng phù hợp nhất.

Xử lý bề mặt vật liệu

Công đoạn này đặc biệt quan trọng trong quá trình xi mạ nói chung và xi mạ vàng nói riêng bởi vì bề mặt vật liệu có đảm bảo thì lớp mạ mới bền đẹp. Yêu cầu chính trong thao tác xử lý bề mặt kim loại chính là loại bỏ hết bụi bẩn và vết gỉ sét để lớp xi mạ dễ dàng bám dính vào vật liệu.

Đánh bóng bề mặt vật liệu

Sau khi được xử lý sạch sẽ, kim loại sẽ được đánh bóng một cách cẩn thận. Mục đích của việc đánh bóng bề mặt vật liệu là để cho lớp mạ vàng nhẵn mịn và sáng hơn.

Tẩy dầu mỡ

Trải qua công đoạn xử lý và đánh bóng bề mặt, kim loại thường bị dính mồ hôi, dầu mỡ và các tạp chất  từ môi trường. Do đó, chúng ta cần phải tiến hành tẩy dầu mỡ và vệ sinh lại bề mặt kim loại một lần lữa trước khi bước vào giai đoạn gia công.

Sản phẩm trở nên đẹp mắt và sang trọng hơn nhờ lớp mạ vàng – hình ảnh của công ty Việt Nhất 

Hoạt hóa bề mặt vật liệu

Để cho lớp mạ vàng bám chắc vào bề mặt kim loại thì không thể bỏ qua bước hoạt hóa bề mặt vật liệu. Thao tác này giúp vật liệu và hóa chất xi mạ kết dính bền vững với nhau tạo nên độ bền bỉ cho sản phẩm.

Gia công mạ vàng

Đây là công đoạn chính trong quá trình xi mạ với 5 thao tác cụ thể là mạ lót kim loại, mạ mờ kim loại, mạ dày bề mặt kim loại; mạ bóng bề mặt và mạ vàng lên vật liệu. Tùy vào đặc điểm của sản phẩm và nhu cầu của khách hàng mà chúng ta có thể chọn vàng 18K, 20K hoặc 24K.

Bảo vệ bề mặt mạ

Hoàn thành lớp mạ vàng, thợ gia công sẽ tiến hành phủ một lớp sơn lót bóng lên bề mặt vật liệu. Lớp sơn bóng này có tác dụng bảo vệ và tăng khả năng bám cho lớp xi mạ.

Phủ bề mặt vật liệu bằng sơn Nano

Phủ sơn Nano là công đoạn cuối cùng trong kỹ thuật mạ vàng kim loại. Lớp sơn này giúp cho bề mặt mạ vàng của vật liệu được chắc chắn và bền đẹp hơn.

>>> Xem thêm sản phẩm thiết bị xi mạ tại Việt Nhất

Công nghệ mạ vàng được sử dụng phổ biến hiện nay

Hiện nay, 3 công nghệ mạ vàng được sử dụng phổ biến nhất đó mạ vàng phun, mạ vàng bể và mạ vàng di:

Đối với mạ vàng phun

Công nghệ mạ vàng phun được chia thành 2 nhóm là mạ vàng giả và mạ vàng thật. Lợi thế của phương pháp này là thực hiện nhanh chóng, dễ thi công và tính thẩm mỹ cao.

Công nghệ mạ vàng nâng sản phẩm lên một tầm cao mới

Đối với mạ vàng bể

Phương pháp này được áp dụng trong các xưởng gia công lớn với số lượng sản phẩm nhiều. Điểm mạnh của công nghệ mạ vàng bể là dễ thực hiện, đảm bảo vàng bám đều trên bề mặt sản phẩm và tiết kiệm chi phí sản xuất.

Đối với mạ vàng di

Mạ vàng di phù hợp với các sản phẩm mang tính nghệ thuật bởi thợ gia công có thể  thoải mái mạ xen kẽ các màu sắc vàng bạc khác nhau với trên cùng một sản phẩm. Tuy nhiên, độ bền và màu sắc vật liệu khi mạ di không cao như công nghệ mạ vàng bể và mạ vàng phun.

Trên đây là kỹ thuật mạ vàng tiêu chuẩn giúp sản phẩm đạt được chất lượng và thẩm mỹ tốt nhất. Nếu có nhu cầu xi mạ vật liệu, các bạn hãy liên hệ đến Hotline (+84) 28 3961 8398 để được kỹ thuật viên Việt Nhất tư vấn phương pháp cũng như quy trình mạ vàng chi tiết nhé!

Bài viết liên quan: