ISO 9001 : 2015

ISO 14001 : 2015

Tin tức khác

Cách xử lý nước thải xi mạ phổ biến tại Việt Nam

14-10-2018

Nền kinh tế Việt Nam không ngừng phát triển, hàng loạt khu công nghiệp nặng, khu công nghiệp nhẹ mọc lên, tạo công ăn việc làm cho nhiều người. Đó là mặt tích cực, nhưng kéo theo đó là mặt tiêu cực gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, có hàng loạt điểm nóng, báo động về môi trường trong thời gian qua. Nhà nước hiện đang rất quan tâm, kiểm soát chặt chẽ đến vấn đề xử lý nước thải công nghiệp. Một trong những ngành được yêu cầu nghiêm ngặt về xử lý chất thải là gia công kim loại, chất thải xi mạ chứa các tác nhân gây ô nhiễm nghiêm trọng. Các nhà máy, xưởng sản xuất đều bắt buộc phải có khu xử lý nước thải, quy trình, cách xử lý nước thải xi mạ đạt chuẩn.

Tại sao nước thải xi mạ lại gây ô nhiễm nghiêm trọng?

Phụ thuộc vào công nghệ, loại hình sản xuất, thành phần nguyên liệu … cho tính chất nước thải xi mạ khác nhau, pH biến đổi rộng từ axit (pH = 2 – 3) đến rất kiềm (pH = 10 – 11). Song chủ yếu đến từ hai nguồn chính là nước thải trong quá trình mạ, và nước thải trong quá trình làm sạch

Nước thải từ quá trình mạ không nhiều, song chứa nhiều kim loại nặng (Cr6+, Ni2+, CN–) gây ô nhiễm cao. Nước thải từ quá trình làm sạch chứa nồng độ chất gây ô nhiễm nhỏ, chủ yếu là kiềm, axit và dung dịch dầu mỡ, xà phòng, nhưng lại cho số lượng lớn nước thải.

Các chất thường tìm thấy trog nước thải xi mạ là muối kim loại nặng Cu, Ni, Zn, Fe, Cr…, chứa độc tố xianua, amoni, sunfat… chất hoạt động bề mặt, chất tạo bóng…

 

Hình ảnh xử lý nước thải – công trình của công ty Việt Nhất 

Nước thải xi mạ khi đổ trực tiếp ra môi trường hoặc qua cách xử lý nước thải xi mạ không đúng chuẩn, chưa loại bỏ hết các tác nhân gây ô nhiễm, sẽ gây nên những tác hại khôn lường

    • Đổ ra sông, biển: gây chết các sinh vật biển, biến đổi chuỗi thức ăn, thay đổi tính chất nước làm mất môi trường sống của các sinh vật
    • Ảnh hưởng đến đất, chất lượng cây trồng
  • Tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới con người, gây ra các bênh như ung thư, bệnh ngoài da, bênh liên quan tới đường hô hấp …

Quy trình, cách xử lý nước thải xi mạ tại Việt Nam

Có 2 quy trình, cách xử lý nước thải xi mạ phổ biến hiện nay

Quy trình 1: Quy trình cơ bản áp dụng tại nhiều nhà máy, xưởng sản xuất tại Việt Nam.


Ưu điểm của quy trình là xử lý nước thải dựa trên thực tế, đặc điểm và tính chất nước thải xi mạ. Tuy nhiên, chưa giải quyết triệt để được nước thải, nguồn nước sau khi trải qua quá trình xử lý vẫn còn nồng độ các chất ô nhiễm, chưa đạt chuẩn nước thải đầu ra của nhà nước

Quy trình 2: Cải tiến, phân tách chất thải theo từng dòng, xử lý một cách triệt để


          Hình ảnh sơ đồ quy trình xử lý nước thải xi mạ

Ưu điểm của quy trình: Nước thải đầu ra sau xử lý đạt quy chuẩn xả thải cho phép theo QCVN 40:2011/BTNMT. Có thể thấy, nước thải xi mạ được phân tách ra các dòng riêng biệt, các chất cũng được phân tách để sử lý một cách triệt để.

Nhược điểm của quy trình: Đòi hỏi chi phí đầu tư cao, máy móc thiết bị tiên tiến, khiến cho không nhiều doanh nghiệp có khả năng trang bị.

Bảo vệ môi trường thiên nhiên là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, Việt Nam còn nhiều yếu kém về công nghệ kiến thức trong xử lý nước thải công nghiệp nói chung và trong cách xử lý nước thải xi mạ nói riêng. Cần nhiều hơn nữa sự quan tâm và giám sát của Nhà nước, doanh nghiệp và dân chúng.

Bài viết liên quan: